XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc trước khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến chế biến sản xuất thực phẩm, nhà hàng ăn uống.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (GCN ATTP) là một trong những loại giấy chứng nhận rất quan trọng và là điều kiện bắt buộc đầu tiên khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến chế biến sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống…..

Do đó, để hoạt động thuận lợi, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

T.L.C sẽ tư vấn giúp khách hàng hoàn thiện thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với thời gian nhanh nhất và chi phí hợp lý.

1. BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

     LOẠI HÌNH KINH DOANH    

TỔNG PHÍ 

GHI CHÚ 

Đối với công ty và hộ cá thể

10.000.000 VNĐ

 – Phí dịch vụ: 9.000.000 VNĐ

 – Lệ phí Nhà nước: 1.000.000 VNĐ

 * Phí trên chưa bao gồm thuế VAT

 

2. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

STT  

TÊN GIẤY TỜ

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

1

Giấy phép kinh doanh tại địa điểm Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

02  

Bản sao y công chứng không quá 3 tháng

2

Danh sách nhân viên làm việc để thi tập huấn và khám sức khỏe

 

Khi thực hiện hồ sơ, T.L.C cử nhân viên xuống hướng dẫn và đăng ký và cùng nhân viên đi thi tập huấn.

(nếu đã có tập huấn và khám sức khỏe thì bỏ qua bước này)

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN XIN GCN ATTP:  

– Từ 20 – 25 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý:– Trước khi sản xuất thực phẩm, quý khách phải xin GCN ATTP, khi lưu hành sản phẩm (thực phẩm) trên thị trường, khách hàng cần phải thực hiện thủ tục CÔNG BỐ sản phẩm, nếu khách hàng đưa các sản phẩm vào siêu thị và để việc quản lý sản phẩm trở nên dễ dàng, khách hàng nên ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH. Đồng thời, nhằm tránh hàng giả, hàng nhái khách hàng nên ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU để bảo vệ thương hiệu của công ty.

4. CÁC TƯ VẤN QUAN TRỌNG CỦA T.L.C

  • T.L.C tư vấn hoàn chỉnh ngành nghề, hồ sơ, thủ tục xin GCN ATTP
  • Tư vấn khảo sát, chụp hình mặt bằng và sửa chữa cơ sở kinh doanh
  • Tư vấn đăng ký, hướng dẫn thi tập huấn, khám sức khoẻ và tiếp đoàn thẩm định
  • Tư vấn xét nghiệm nước, thẩm định/thẩm định lại vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết, T.L.C tiến hành soạn thảo hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • T.L.C đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng.
  • T.L.C nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng và gửi giấy chứng nhận cho Khách hàng.

5. 8 ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CẦN XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không cần đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ; 
  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; 
  • Nhà hàng trong khách sạn; 
  • Không cố định về địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 
  • Kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm nhỏ lẻ; 
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm;

Nếu bạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và không thuộc các trường hợp nêu trên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.

6 . MỨC PHẠT VI PHẠM GIẤY VỆ SINH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Như đã đề cập ở trên, trường hợp cơ sở nằm ngoài doanh sách đối tượng không thuộc diện xin cấp giấy chứng nhận nêu trên thì buộc phải tuân thủ quy định về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp vi phạm, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tùy thuộc vào hành vi vi phạm là gì mà bạn sẽ phải chịu các mức phạt hành chính tương ứng khác nhau, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận VSATTP;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: Hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận VSATTP;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: Hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy chứng nhận VSATTP.

7. THAM KHẢO CƠ SỞ PHÁP LÝ:

 

  • Luật An toàn thực phẩm.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
  • Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Thông tư 26/2012/TT-BYT  quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoảng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
  • Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT  hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.  
  • Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.