Bộ Ngoại giao và Deloitte xuất bản ấn phẩm về môi trường kinh doanh giai đoạn 2022 – 2023
Ấn phẩm cung cấp bức tranh toàn diện về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm năm nội dung chính: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam; các loại hình đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; quy định về kế toán – kiểm toán; quy định về thuế và hải quan; kiểm soát ngoại hối.
Một trong những nội dung được đề cập trong ấn phẩm này cho thấy, với việc áp dụng kỹ thuật số nhanh chóng và các xu hướng kỹ thuật số đang diễn ra, lĩnh vực kỹ thuật số của Việt Nam sở hữu một tương lai đầy hứa hẹn.
Đại diện Bộ Ngoại giao và Deloitte giới thiệu những mục tiêu hợp tác trong xuất bản ấn phẩm môi trường kinh doanh 2022 – 2023. Ảnh: C.T |
Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” |
Trong đó, trong Chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia vào năm 2025 với tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã nhấn mạnh cam kết xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, xã hội kỹ thuật số và nền tảng cho các công ty số Việt Nam.
Về mặt thương mại, là thành viên ASEAN với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, Việt Nam có 17 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 đối tác, thị trường địa phương với khoảng 100 triệu người và tư duy định hướng đổi mới đáp ứng công nghệ kỹ thuật số.
Việt Nam cũng sẽ có nền kinh tế internet phát triển nhanh nhất trong 10 năm tới. Đến năm 2025, nền kinh tế internet của đất nước dự kiến sẽ đạt 57 tỷ USD.
Bà Nguyễn Minh Hằng – Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, sự ra đời của ấn phẩm này là rất đúng thời điểm khi Việt Nam đang cần tranh thủ tận dụng cơ hội từ xu hướng chuyển dịch, tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo bà Hằng, thế giới đang ở giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, Việt Nam quyết tâm thực hiện đa mục tiêu gồm duy trì ổn định, giữ đà tăng trưởng cao trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng toàn cầu, đồng thời tạo lập các nền tảng để phát triển bứt tốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt.
Với tinh thần đó, công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới sẽ được triển khai quyết liệt, tập trung đẩy mạnh, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội (Amcham, Eurocham…), các tập đoàn tài chính, tư vấn hàng đầu thế giới như Deloitte…
Môi trường cho đầu tư nước ngoài đang dần cải thiện Theo phân tích trong ấn phẩm mới phát hành, môi trường kinh tế của Việt Nam cho các nhà đầu tư đã được cải thiện nhờ sự ổn định chính trị xã hội, dân số trẻ, lực lượng lao động cạnh tranh về chi phí, và một cam kết của chính phủ để thay đổi cấu trúc quy định. Đáng chú ý, kể từ năm 2020, giá trị trung bình của dự án đăng ký ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ chất lượng dòng vốn đang được cải thiện rõ rệt. Các Chính phủ đã có nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi điều kiện kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
Theo: thoibaotaichinhvietnam.vn
CÁC TIN KHÁC
- Điểm lại thông tin kinh tế ngày 29/6 2 Tháng Bảy, 2022
- Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh quyết liệt xử lý thu hồi nợ thuế 20 Tháng Mười, 2022
- Tin tức doanh nghiệp niêm yết nổi bật hôm nay 9/7/2022 9 Tháng Bảy, 2022
- Bình Dương: Kinh tế-xã hội có nhiều điểm sáng 13 Tháng Tám, 2022
- Mẫu bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 133 và cách ghi 3 Tháng Mười, 2022
- Hé lộ những người khổng lồ mới nổi ở châu Á, thu hút lượng đầu tư cao kỷ lục chưa từng thấy 21 Tháng Bảy, 2022
- Công ty Hoàn Vũ được Cục Thuế Khánh Hòa đề nghị xóa trên 13 tỷ đồng nợ thuế 30 Tháng Mười Một, 2022
- 25 tổ chức được triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 1 Tháng Mười, 2022
- Thông qua báo cáo kết quả kiểm tra của Ban Bí thư với Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước 25 Tháng Mười, 2022
- Long An: Quy hoạch huyện Cần Giuộc thành trung tâm đô thị và công nghiệp 18 Tháng Tám, 2022