Mẫu bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 133 và cách ghi

Mẫu bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 133 và cách ghi

Mẫu bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 133 và cách ghi

Bảng kiểm kê quỹ cho doanh nghiệp nhỏ là mẫu nào và ghi bảng kiểm kê quỹ như thế nào? 

Mẫu bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 133 và cách ghi

Mẫu bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 133 và cách ghi

1. Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho VNĐ theo Thông tư 133 và cách ghi

– Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho VNĐ là mẫu 08a-TT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho VNĐ theo Thông tư 133

– Mục đích bảng kiểm kê quỹ dùng cho VNĐ theo Thông tư 133: Bảng kiểm kê quỹ nhằm xác nhận tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

– Cách ghi bảng kiểm kê quỹ dùng cho VNĐ theo Thông tư 133:

Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt phải ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), bộ phận.

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán là các thành viên. Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (….giờ ….ngày ….tháng ….năm ….). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

– Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ.

– Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.

– Dòng “Số kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.

– Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký của thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.

Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:

– 1 bản lưu ở thủ quỹ.

– 1 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.

2. Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ theo Thông tư 133 và cách ghi

– Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý là mẫu 08b-TT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Mẫu bảng kiểm kê dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo Thông tư 133

– Mục đích bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Biên bản nhằm xác nhận tiền ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, … tồn thực tế và số thừa, thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

– Cách bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý:

Góc trên bên trái ghi tên đơn vị, bộ phận. Việc kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ hoặc người quản lý ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý và kế toán hàng tồn kho (vàng bạc, kim khí quý, đá quý là hàng tồn kho) hoặc kế toán đầu tư khác (vàng bạc, kim khí quý, đá quý không phải là hàng tồn kho) là các thành viên.

Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (…giờ ….ngày ….tháng ….năm ….). Trước khi kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, thủ quỹ hoặc người có trách nhiệm quản lý vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải ghi sổ tất cả các chứng từ kế toán và tính số dư tồn ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý đến thời điểm kiểm kê.

– Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện có như: ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

– Dòng “Số dư theo sổ kế toán”: Căn cứ vào sổ quỹ của thủ quỹ hoặc sổ theo dõi chi tiết hàng tồn kho, đầu tư khác tại ngày, giờ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2, 4.

– Dòng “Kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

– Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ kế toán với số kiểm kê thực tế.

Trên Bảng kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ hoặc người có trách nhiệm quản lý vàng bạc, kim khí quý, đá quý, trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.

Bảng kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do ban kiểm kê lập thành 2 bản:

– 1 bản lưu ở thủ quỹ hoặc người có trách nhiệm quản lý vàng bạc, kim khí quý, đá quý

– 1 bản lưu ở kế toán quỹ hoặc kế toán hàng tồn kho, các khoản đầu tư khác của doanh nghiệp.

Các mẫu bảng kiểm kê quỹ trên được áp dụng với:

+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Theo thuvienphapluat.vn