Bộ Ngoại giao và Deloitte xuất bản ấn phẩm về môi trường kinh doanh giai đoạn 2022 – 2023
Ấn phẩm cung cấp bức tranh toàn diện về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm năm nội dung chính: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam; các loại hình đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; quy định về kế toán – kiểm toán; quy định về thuế và hải quan; kiểm soát ngoại hối.
Một trong những nội dung được đề cập trong ấn phẩm này cho thấy, với việc áp dụng kỹ thuật số nhanh chóng và các xu hướng kỹ thuật số đang diễn ra, lĩnh vực kỹ thuật số của Việt Nam sở hữu một tương lai đầy hứa hẹn.
Đại diện Bộ Ngoại giao và Deloitte giới thiệu những mục tiêu hợp tác trong xuất bản ấn phẩm môi trường kinh doanh 2022 – 2023. Ảnh: C.T |
Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” |
Trong đó, trong Chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia vào năm 2025 với tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã nhấn mạnh cam kết xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, xã hội kỹ thuật số và nền tảng cho các công ty số Việt Nam.
Về mặt thương mại, là thành viên ASEAN với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, Việt Nam có 17 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 đối tác, thị trường địa phương với khoảng 100 triệu người và tư duy định hướng đổi mới đáp ứng công nghệ kỹ thuật số.
Việt Nam cũng sẽ có nền kinh tế internet phát triển nhanh nhất trong 10 năm tới. Đến năm 2025, nền kinh tế internet của đất nước dự kiến sẽ đạt 57 tỷ USD.
Bà Nguyễn Minh Hằng – Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, sự ra đời của ấn phẩm này là rất đúng thời điểm khi Việt Nam đang cần tranh thủ tận dụng cơ hội từ xu hướng chuyển dịch, tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo bà Hằng, thế giới đang ở giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, Việt Nam quyết tâm thực hiện đa mục tiêu gồm duy trì ổn định, giữ đà tăng trưởng cao trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng toàn cầu, đồng thời tạo lập các nền tảng để phát triển bứt tốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt.
Với tinh thần đó, công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới sẽ được triển khai quyết liệt, tập trung đẩy mạnh, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội (Amcham, Eurocham…), các tập đoàn tài chính, tư vấn hàng đầu thế giới như Deloitte…
Môi trường cho đầu tư nước ngoài đang dần cải thiện Theo phân tích trong ấn phẩm mới phát hành, môi trường kinh tế của Việt Nam cho các nhà đầu tư đã được cải thiện nhờ sự ổn định chính trị xã hội, dân số trẻ, lực lượng lao động cạnh tranh về chi phí, và một cam kết của chính phủ để thay đổi cấu trúc quy định. Đáng chú ý, kể từ năm 2020, giá trị trung bình của dự án đăng ký ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ chất lượng dòng vốn đang được cải thiện rõ rệt. Các Chính phủ đã có nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi điều kiện kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
Theo: thoibaotaichinhvietnam.vn
CÁC TIN KHÁC
- Long An: Tăng cường phối hợp, bảo đảm thống nhất trong thực hiện các nhiệm vụ 13 Tháng Tám, 2022
- Hướng dẫn 4 chế độ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 3 Tháng Bảy, 2022
- Thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế: Tập trung rà soát nhóm ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao 17 Tháng Tám, 2022
- Mã số thuế 10 số và 13 số là gì? Khác nhau thế nào? 28 Tháng Năm, 2024
- Kinh tế TPHCM tiếp tục đà phục hồi 31 Tháng Tám, 2022
- Sửa đổi, bổ sung 03 báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp 25 Tháng Tám, 2022
- Kế toán điều tra: Cấp thiết đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội 4 Tháng Tám, 2022
- Giá xăng dầu hôm nay 2.8.2022: Lao dốc về dưới mốc 100 USD/thùng 2 Tháng Tám, 2022
- 10 hướng dẫn về Đăng ký Online mà Doanh nghiệp cần biết 23 Tháng Bảy, 2022
- Doanh nghiệp nào bắt buộc phải có kế toán? Trường hợp không bố trí người phụ trách công việc kế toán thì doanh nghiệp có bị xử lý không? 2 Tháng Bảy, 2022