Tôi muốn hỏi về chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030 như thế nào? Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030 như thế nào? Quyết định 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030 gồm những gì?
Các nội dung phê duyệt chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030 gồm những mục tiêu gì?
Căn cứ theo Mục III Điều 1 Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2022 thì mục tiêu cụ thể của chiến lược kế toán – kiểm toán như sau:
(1) Hoàn thiện hệ thống quy định về kế toán – kiểm toán
– Năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán độc lập, đảm bảo các quy định đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin kế toán – kiểm toán.
(2) Ban hành, công bố và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán
– Tăng cường tính phù hợp giữa cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán; xây dựng khung pháp lý để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) theo lộ trình phù hợp, cập nhật hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam (VFRS), chuẩn mực kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán nội bộ, phương pháp nghiệp vụ trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; đảm bảo tính so sánh được của thông tin kinh tế, tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế.
– Công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế, triển khai áp dụng phù hợp với pháp luật của Việt Nam.
(3) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán – kiểm toán
– Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý, giám sát về kế toán – kiểm toán trong công tác quản lý, giám sát hoạt động đối với các đơn vị kế toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán.
– Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý phù hợp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị kế toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và dịch vụ kế toán – kiểm toán.
(4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán
– Phát triển thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán. Định hướng quy mô, số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán phù hợp với yêu cầu thực tế thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề. Xác định đối tượng được kiểm toán thiết thực hiệu quả, đến năm 2025 đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu. Có chính sách để tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
(5) Phát triển các tổ chức nghề nghiệp về kế toán – kiểm toán
– Có chính sách khuyến khích đối với các tổ chức nghề nghiệp về kế toán – kiểm toán nhằm thống nhất và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức này; chủ động phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức nghề nghiệp trong công tác hoạch định, triển khai pháp luật về kế toán – kiểm toán cũng như kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của đội ngũ hành nghề kế toán – kiểm toán.
(6) Tăng cường hội nhập quốc tế về kế toán – kiểm toán
– Rà soát, hoàn thiện và tăng cường khung khổ, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quan trọng như các tổ chức tài chính, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán – kiểm toán tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác truyền thông của Việt Nam. Phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả thực chất các chương trình hợp tác với các tổ chức này, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.
(7) Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị; xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến kế toán – kiểm toán phục vụ hoạt động của các đơn vị và hoạt động quản lý, giám sát kế toán – kiểm toán.
Như vậy, mục tiêu phê duyệt chiến lược kế toán được nêu như trên.
Đến năm 2025, ngành kế toán-kiểm toán phải đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính?
Ban hành các văn bản để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chiến lược kế toán – kiểm toán?
Căn cứ theo khoản 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2022 quy định về ban hành Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập như sau:
– Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập; nghiên cứu xây dựng Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập theo hướng bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế cho các Luật hiện hành theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi số, phù hợp với điều kiện Việt Nam và khắc phục các tồn tại hiện nay, làm cơ sở tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tiếp khung pháp lý về kế toán – kiểm toán.
– Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật, đảm bảo cụ thể hóa các quy định để tổ chức triển khai đúng tinh thần quy định của Luật. Ban hành các văn bản phù hợp để công bố áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; ban hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam; công bố và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán công Việt Nam; ban hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ của Việt Nam.
– Ban hành các nguyên tắc, quy định thuộc phạm vi kế toán – kiểm toán phục vụ thị trường tài chính, chứng khoán và các dịch vụ khác; phục vụ việc công bố báo cáo tài chính theo IFRS đối với các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác; quản lý hành nghề, điều kiện kinh doanh trong khung khổ pháp lý đồng bộ và phù hợp yêu cầu thực tế nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ.
– Tiêu chuẩn hóa các quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng đối với dịch vụ kế toán – kiểm toán; quy định các chế tài xử lý vi phạm đảm bảo tính răn đe, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý hoạt động kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính, việc chấp hành pháp luật kế toán – kiểm toán đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
Như vậy, việc ban hành văn bản để đảm bảo thực hiện chiến lược kế toán – kiểm toán được quy định như trên.
Ban hành hệ thống các chuẩn mực kiểm toán như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2022 ban hành, công bố các hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán như sau:
– Xác định khung báo cáo phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin tài chính, kế toán. Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam theo lộ trình do Bộ Tài chính xác định đối với các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện áp dụng. Xây dựng và tổ chức thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam thay thế hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Ban hành các văn bản hướng dẫn kế toán phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
– Công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế, phù hợp với xu hướng cải cách quản lý tài chính công và ngân sách nhà nước của Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam đảm bảo yêu cầu tạo lập cơ sở thống nhất cho việc ghi chép kế toán, là mực thước và khuôn mẫu lập và trình bày thông tin tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực Nhà nước, báo cáo tài chính nhà nước và chính quyền địa phương.
– Cập nhật, ban hành mới và triển khai áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán độc lập và các chuẩn mực nghề nghiệp khác phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tế và điều kiện của Việt Nam. Nghiên cứu, cập nhật các chuẩn mực về kiểm toán nội bộ, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, tiếp tục xây dựng, công bố các tài liệu hướng dẫn phục vụ việc triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ áp dụng cho các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp có quy mô lớn.
Trên đây là các mục tiêu cụ thể về kế toán-kiểm toán đến năm 2024 và các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện chiến lược trên.
Mạnh Hùng
- – Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- – Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- – Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- – Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail
- banquyen@thuvienphapluat.com;
Trích nguồn
CÁC TIN KHÁC
- 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân 2024 20 Tháng Năm, 2024
- Kiểm toán nguồn lực phòng, chống dịch: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 3.431 tỷ đồng 23 Tháng Bảy, 2022
- Kịch bản tăng trưởng 2022: Phương án thấp là GDP đạt 7,5% 8 Tháng Mười, 2022
- Tổng cục Thuế thông báo kết quả LCNT Thay thế hệ thống archive email Tổng cục Thuế và dịch vụ triển khai 23 Tháng Tám, 2022
- Cơ quan thuế Việt Nam – Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác, hướng tới phát triển bền vững 8 Tháng Mười Hai, 2022
- Hàng hóa nhập sau đó xuất trả lại chủ hàng có được hoàn thuế GTGT? 3 Tháng Bảy, 2022
- Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động 12 Tháng Bảy, 2022
- Cổng thông tin thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật thuế 16 Tháng Mười Hai, 2022
- Vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đứng thứ 2 trong 9 tháng 19 Tháng Mười, 2022
- Quy định giao dịch chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tờ viết tay 5 Tháng Bảy, 2022