Vốn điều lệ
Theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Danh nghiệp 2020 quy định về khái niệm vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Dựa vào đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
Đồng thời vốn điều lệ còn thể hiện quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Mặc dù vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào doanh nghiệp nhưng giữa chúng cũng tồn tại những khác biệt sau đây
Tiêu chí | Vốn điều lệ | Vốn pháp định |
Cơ sở xác định | Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. | Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định. |
Mức vốn | Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty | Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh. |
Thời hạn góp vốn | Góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện | Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký |
Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?
Theo quy định tại Luật Danh nghiệp 2020 hiện nay không có quy định về mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Do đó, có thể dựa vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể.
Những yếu tố mà doanh nghiệp thường sẽ xem xét để quyết định vốn điều lệ bao gồm:
– Khả năng tài chính của chủ sở hữu.
– Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
– Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;
– Dự án kinh doanh ký kết với đối tác
Tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ?
Đối với quy định về tài sản được dùng để góp vốn điều lệ công ty thì tại Điều 34 Luật Danh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:
Những tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm:
– Đồng Việt Nam.
– Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
– Vàng.
– Quyền sử dụng đất.
– Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
– Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Đồng thời, tại Điều 35 Luật Danh nghiệp 2020 có quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cụ thể rằng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
Các tin khác
- THÀNH LẬP CÔNG TY – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ LƯU Ý 9 Tháng Mười, 2024
- Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp 4 Tháng Sáu, 2024
- Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 4 Tháng Sáu, 2024
- Hợp đồng được ký trước khi thành lập doanh nghiệp 29 Tháng Năm, 2024
- Cách đặt tên công ty không bị trùng, hay và chuẩn Luật 29 Tháng Năm, 2024
- 05 cần biết về Chủ tịch Hội đồng quản trị 29 Tháng Năm, 2024
- Cổ đông là gì? Có bao nhiêu loại cổ đông? Phân biệt các loại cổ đông 29 Tháng Năm, 2024
- 03 điều lưu ý về NĐT nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Việt Nam 20 Tháng Năm, 2024
- THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI 16 Tháng Năm, 2024
- Đặc điểm Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định mới nhất 14 Tháng Năm, 2024