Ngân hàng hé lộ lợi nhuận “khủng”, nhân tố quan trọng nhất có thể làm “suy giảm” kinh doanh.

Ngân hàng lợi nhuận khủng

Ngân hàng lợi nhuận khủng”, nhân tố quan trọng nhất có thể làm “suy giảm” kinh doanh.

Nhiều ngân hàng lãi lớn trong quý II/2022

TPBank là ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận kinh doanh quý II/2022. Theo đó, TPBank bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận quý II đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ, tương ứng tăng gần 34% so với quý I đã đưa lợi nhuận lũy kế đến 30/6/2022 của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước.

Câu chuyện tăng trưởng của TPBank dù chưa thể mang tính đại diện cho cả ngành nhưng cũng cho thấy tiềm năng lợi nhuận quý II khả quan tại các ngân hàng.

Ngân hàng lợi nhuận khủng
Ngân hàng lợi nhuận khủng

Dù chưa công bố kết quả kinh doanh, song lãnh đạo của Vietcombank từng tiết lộ, 5 tháng đầu năm nay, ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận 30%. Tín dụng phục hồi mạnh mẽ trong khi huy động tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tiếp tục tăng ấn tượng, giúp Vietcombank tăng trưởng lợi nhuận cao. 

Ngoài Vietcombank, lãnh đạo nhiều ngân hàng TMCP ước tính lợi nhuận nửa đầu năm nay tăng 20-40%, thậm chí có ngân hàng tăng trưởng bằng vài lần. Chẳng hạn như tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). 

Theo ước tính, nửa đầu năm nay, Eximbank đạt khoảng 1.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái, riêng lợi nhuận trước thuế trong quý II/2022 của ngân hàng này tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Eximbank ước tính lợi nhuận quý II cao, gấp 3 lần cùng kỳ. (Ảnh: EIB)
Eximbank ước tính lợi nhuận quý II cao, gấp 3 lần cùng kỳ. (Ảnh: EIB)

Kết quả điều tra vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy, các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý II/2022 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý I/2022. 

Còn trong dự báo mới đây, các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán Yuanta dự báo, lợi nhuận sau thuế ngân hàng mẹ của 27 ngân hàng niêm yết có khả năng tăng tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Yuanta ước tính thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng quý II/2022 sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Thêm vào đó, thu nhập phí quý II/2022 ước tính tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, chi phí hoạt động ước tăng khoảng 15%.

87,7% các TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương năm 2022

Đánh giá về triển vọng trong nửa cuối năm nay, giới phân tích cho rằng, lợi nhuận của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào room tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp thời gian tới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra thông điệp rõ ràng nào về thời điểm nới room tín dụng cho các ngân hàng.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp room tín dụng cho các ngân hàng ngay đầu quý III/2022, trong khi đó Yuanta lại cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể dời việc cấp room sang tháng 8 để tiếp tục theo dõi lạm phát.

Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi gia tăng tỷ trọng chiếm trung bình 27% trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng với đóng góp chủ yếu từ thu nhập dịch vụ cũng giúp các ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận tích cực.

Ẩn số nợ xấu năm nay cũng được coi là sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm. Hiện, Ngân hàng Nhà nước đang thảo luận về việc có tiếp tục gia hạn Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) về cơ cấu nợ hay không. Thông tư 14 hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2022, nếu không được gia hạn, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng lên.

Dù vậy, các chuyên gia phân tích của VCBS cho rằng, thời gian qua, các ngân hàng TMCP đã tăng trích lập dự phòng cho nợ cơ cấu, nên ngay cả khi Thông tư 14 không được gia hạn, áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng cũng sẽ không quá lớn.

Ngân hàng hé lộ lợi nhuận "khủng", nhân tố quan trọng nhất có thể làm "suy giảm" kinh doanh - Ảnh 3.

87,7% các TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương năm 2022.

Trong kết quả điều tra của Ngân hàng Nhà nước về triển vọng lợi nhuận quý III/2022, 54,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục “tăng nhẹ” so với quý II/2022, 38,9% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 6,5% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.

Về triển vọng cả năm 2022, 87,7% các TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2021. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có 8,5% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 (tăng so với tỷ lệ 5,8% TCTD dự kiến tại kỳ điều tra tháng 3/2022) và 3,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Đáng chú ý, theo các TCTD, trong số các nhân tố khách quan, “sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý II/2022 và dự kiến cả năm 2022.

Trong khi đó, “cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD.

Nguồn: danviet.vn