Cập nhật mẫu thang bảng lương mới nhất áp dụng từ ngày 1/7/2022
3 nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thang lương, bảng lương
Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải xây xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Trong đó, mức lao động được ghi nhận phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không cần kéo dài giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành mức lao động chính thức.
Có 3 nguyên tắc doanh nghiệp cần ghi nhớ khi xây dựng thang lương, bảng lương như sau:
– Khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Nếu không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì doanh nghiệp không cần xin tham khảo ý kiến.
– Thang lương, bảng lương và mức lao động được doanh nghiệp ban hành phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi bắt đầu thực hiện.
– Không cần nộp thang lương, bảng lương cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp tự lưu và giải trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Một số lưu cần biết khi lập thang lương, bảng lương
Trước khi tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần nắm rõ một số quy định sau:
– Pháp luật không giới hạn số bậc lương tối đa nhưng phải xây dựng ít nhất 02 bậc.
Người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ nâng lên một bậc. Hiện nay các doanh nghiệp thường xây dựng từ 05 đến 15 bậc lương.
– Mức lương ở bậc 1 không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Mức lương ghi nhận ở từng bậc là mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Theo khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động, mức lương này không được thấp hơn lương tối thiểu.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP , mức lương tối thiểu hiện đang được áp dụng với từng vùng như sau:
Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 cũng không còn quy định vấn đề người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Do đó, không bắt buộc phải trả lương cao hơn ít nhất 7% cho người lao động đã qua đào tạo, trừ trường hợp trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được nhận lương cao hơn 7% so với mức tối thiểu vùng” thì tiếp tục thực hiện.
– Doanh nghiệp được tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương theo tình hình kinh tế của doanh nghiệp mình.
Trước đây, Nghị định 49/2013/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021) bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau là tối thiếu 5%.
Cập nhật mẫu thang lương, bảng lương mới nhất năm 2022
Đơn vị: đồng/tháng
Đơn vị: đồng/tháng
Đơn vị: đồng/tháng
Đơn vị: đồng/tháng
(Theo Tổ Quốc)
CÁC TIN KHÁC
- Đồng Nai phấn đấu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở Việt Nam 20 Tháng Tám, 2022
- Hướng dẫn về biên lai điện tử, chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử. 16 Tháng Bảy, 2022
- Cơ sở để doanh nghiệp xem xét khi thực hiện kiểm toán 6 Tháng Tám, 2022
- Chính sách Thuế – Hải quan: Tác động tích cực đến người dân, doanh nghiệp 19 Tháng Mười, 2022
- Chủ tịch Xây dựng Hoà Bình chia sẻ về CEO Lê Viết Hiếu: “Tôi nghĩ sự bổ sung của thế hệ trẻ, sự phối hợp giữa thế hệ đi trước và đi sau là rất cần thiết”. 8 Tháng Bảy, 2022
- Mối nguy lớn khi giá USD tăng cao 31 Tháng Bảy, 2022
- Lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt sau một số ngày tăng nóng 15 Tháng Chín, 2022
- Ngân hàng sẵn sàng cho vay mua nhà để ở 4 Tháng Bảy, 2022
- Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới tổ chức đào tạo chuẩn mực kế toán công quốc tế 2 Tháng Tám, 2022
- Công ty Hoàn Vũ được Cục Thuế Khánh Hòa đề nghị xóa trên 13 tỷ đồng nợ thuế 30 Tháng Mười Một, 2022