Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang soạn thảo dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền sửa đổi và đang thực hiện quy trình lấy ý kiến các tổ chức cá nhân góp ý xây dựng dự thảo này.
Sẽ có văn bản pháp luật mới về phòng chống rửa tiền. Ảnh: T.L
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền là một yêu cầu để thực thi có hiệu quả các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã gia nhập hoặc phê chuẩn.
Báo cáo đánh giá đa phương về công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam được thông qua tại Hội nghị toàn thể của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF (tháng 3/2022) cũng đã đưa ra một số đánh giá thực trạng thể chế và thực tiễn công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam.
Báo cáo này cũng đã xác định các thiếu hụt cũng như khuyến nghị Việt Nam cần thiết phải thực hiện về công tác phòng, chống rửa tiền, bao gồm nội dung hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Theo báo cáo khi đánh giá về mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật Việt Nam so với 40 khuyến nghị của FATF, hiện quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn còn những thiếu hụt, không đáp ứng hoặc mới đáp ứng được một phần của các yêu cầu tại 27/40 khuyến nghị.
Sau khi báo cáo được thông qua vào tháng 3/2022, Việt Nam có thời hạn 1 năm để thực hiện các biện pháp khắc phục thiếu hụt nêu trong báo cáo đánh giá trên.
Với những cơ sở trên, ban soạn thảo cho rằng việc ban hành Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế. Điều này cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng chống rửa tiền trong thời gian tới.
Quan điểm xây dựng dự thảo văn bản là phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và cần cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược, kế hoạch của Chính phủ.
Ngoài ra, Luật được xây dựng cũng trên cơ sở tham khảo, cụ thể hóa các chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền trên cơ sở đảm bảo phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Dự thảo Luật cũng được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật của một số quốc gia có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả./.
Trích nguồn
Chí Tín
CÁC TIN LIÊN QUAN
- Doanh nghiệp của 60 doanh nhân tiêu biểu nộp ngân sách gần 148 nghìn tỷ đồng 12 Tháng Mười, 2022
- Hướng dẫn mới: Nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN năm 2022 ở đâu? 10 Tháng Bảy, 2022
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế: 03 thông tin cần biết 6 Tháng Mười, 2022
- Xử lý gian lận thuế chuyển nhượng bất động sản: Cần giao chức năng điều tra cho cơ quan thuế 29 Tháng Mười, 2022
- Đính chính Thông tư 108/2021/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính 22 Tháng Mười Một, 2022
- Cuộc đua lãi suất và công nghệ giúp các ngân hàng tăng trưởng tiền gửi thế nào trong 6 tháng đầu năm? 30 Tháng Bảy, 2022
- Tài chính – Kế toán thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân 12 Tháng Mười Một, 2022
- Kinh tế TPHCM tiếp tục đà phục hồi 31 Tháng Tám, 2022
- Trợ cấp thất nghiệp năm 2022 và 10 điều cần biết 29 Tháng Tám, 2022
- 11 lĩnh vực người có chức vụ không được lập doanh nghiệp sau khi thôi chức 6 Tháng Mười, 2022