Tổng cục Thuế trao đổi kinh nghiệm về quản lý thương mại điện tử với Malaysia
Trao đổi về hoạt động kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số tại Việt Nam, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh kỹ thuật số của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế Việt Nam nghiên cứu đưa vào Luật Quản lý thuế.
Đoàn công tác Tổng cục Thuế trao đổi kinh nghiệm về quản lý thuế giữa Việt Nam và Malaysia. Ảnh: TCT |
Theo đó, quy định trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế; nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác tại Việt Nam. Đến nay, đã có khoảng 40 nhà cung cấp nước ngoài lớn đã đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế và trực tiếp đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế tại Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài do Bộ Tài chính quản lý.
Liên quan đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho rằng, thương mại điện tử ngày càng phát triển với sự đa dạng về hình thức, đối tượng tham gia… đã đặt ra nhưng thách thức mới cho công tác quản lý thuế.
Tại buổi làm việc, một số nội dung đã được cơ quan thuế hai nước trao đổi như: Đối với Malaysia, hình thức kinh doanh mà các tổ chức/cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các website/app thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử) có phổ biến không; cơ quan thuế Malaysia quản lý thuế đối với các tổ chức/cá nhân kinh doanh thông qua sàn giao dịch này như thế nào; ở Malaysia cơ quan thuế có kiểm soát dòng tiền và các giao dịch mua bán hàng hóa thông qua hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để phục vụ cho việc quản lý thu thuế không và việc kiểm soát thực hiện như thế nào… |
Ông Datuk Dr Mohd Nizom Sairi – Tổng Cục trưởng Cục thu nội địa Malaysia cho rằng, việc hợp tác trao đổi trong việc hoàn thiện thể chế pháp lý, chính sách thuế đảm bảo bao quát tránh thất thu thuế là một yêu cầu cấp thiết, vì vậy việc chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý thuế là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế hai nước cần tăng cường chia sẻ kỹ năng, phương thức kiểm tra xác định cơ sở thường trú của nhà cung cấp nước ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kỹ thuật số khi chưa tham gia Hiệp định đa phương MLC (Trụ cột 1).
Từ đó, cơ quan thuế hai nước cần nghiên cứu, áp dụng giải pháp Trụ cột 1 – Phân bổ quyền đánh thuế đối với thu nhập của các công ty đa quốc gia có hoạt động kinh doanh kỹ thuật số – và đề xuất lên hai Chính phủ về việc xem xét quyết định tham gia ký kết Hiệp định trên cơ sở phân tích và đánh giá tác động đối với hai nước Malaysia và Việt Nam./.
Theo: thoibaotaichinhvietnam.vn
CÁC TIN KHÁC
- Vạch trần nhiều “chiêu” trục lợi tiền hoàn thuế 24 Tháng Chín, 2022
- Tổng cục Hải quan hướng dẫn điều chỉnh danh mục miễn thuế. 6 Tháng Bảy, 2022
- Bản tin Tài chính – Số 02 tháng 09/2022 16 Tháng Chín, 2022
- Long An: Tăng cường phối hợp, bảo đảm thống nhất trong thực hiện các nhiệm vụ 13 Tháng Tám, 2022
- Long An sẽ tổ chức Hội nghị thúc đẩy hợp tác đầu tư và đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản 16 Tháng Tám, 2022
- Thu ngân sách nhiều địa phương khởi sắc, ngành Thuế “về đích” sớm 17 Tháng Mười Hai, 2022
- Có đúng lương trên 80 triệu đồng phải đóng thuế TNCN 35% 1 Tháng Bảy, 2022
- Bổ sung trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế 18 Tháng Mười Một, 2022
- Tăng cường chống gian lận thương mại điện tử. 6 Tháng Bảy, 2022
- Cục trưởng Cục Thuế Đồng Nai được điều động làm Cục trưởng Cục Thuế Bình Dương 17 Tháng Tám, 2022