Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030
Theo đó, kế hoạch triển khai xác định các nhiệm vụ chủ yếu để các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược nợ công đến năm 2030 nhằm tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, nợ công theo kế hoạch trung hạn, bảo đảm sự đồng bộ thống nhất giữa kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư công với kế hoạch vay trả nợ công, góp phần xây dụng nền tài chính quốc gia an toàn và bền vững.
Công khai, minh bạch về huy động, quản lý và sử dụng nợ công, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia. Ảnh: Khánh Huyền |
Yêu cầu của kế hoạch là cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong việc tổ chức thực hiện Chiến
Mục tiêu cụ thể Chiến lược đặt ra trong giai đoạn 2021 – 2025 là kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt. Dự kiến đến năm 2030, nợ công của Việt Nam không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. |
lược nợ công đến năm 2030, đảm bảo khả thi, có kết quả rõ ràng và thống nhất với các nội dung hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2030 và các chiến lược ngành có liên quan.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng quy định rõ trách nhiệm của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện; quy định chế độ báo cáo, tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược nợ công đến năm 2030.
Đơn cử như: Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính đánh giá Luật Quản lý nợ công 2017, đề xuất bổ sung, sửa đổi Luật Quản lý nợ công, hoàn thiện thể chế để triển khai có hiệu qủa công tác quản lý nợ theo thông lệ quốc tế…
Kho bạc Nhà nước chủ trì công việc phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) gắn với tái cơ cấu nợ công, nợ chính phủ theo hướng tập trung phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên khi thị trường thuận lợi.
Các đơn vị như Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ Ngân sách nhà nước, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính triển khai các đề tài/nhiệm vụ liên quan: thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả; công khai, minh bạch về huy động, quản lý và sử dụng nợ công, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia; phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước và quốc tế; tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin; thanh tra, kiểm tra, giám sát,…
Quyết định số 2132/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 20/10/2022.
Chi tiết quyết định số 2132 xem tại đây.
Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn
CÁC TIN KHÁC
- Vụ chuyển hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài, Thống đốc nói gì? 3 Tháng Tám, 2022
- Tăng trưởng kinh tế có thể đạt cao hơn 7,5%, kiểm soát lạm phát dưới 4% 3 Tháng Mười, 2022
- Các ngân hàng lo lắng nhiều vấn đề quanh dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 15 Tháng Mười, 2022
- Hướng dẫn gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất theo NĐ số 34/2022/NĐ-CP 4 Tháng Bảy, 2022
- Kế toán – Kiểm toán: Công việc có tính ổn định cao 8 Tháng Bảy, 2022
- Kích hoạt tài khoản dịch vụ thuế điện tử (etax) trực tuyến 3 Tháng Bảy, 2022
- Quản lý tự chủ tài chính đại học: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam 2 Tháng Bảy, 2022
- Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu 3 Tháng Bảy, 2022
- Đơn giản hóa quy định kinh doanh theo nguyên tắc 01 văn bản sửa nhiều văn bản 19 Tháng Bảy, 2022
- 11 lĩnh vực người có chức vụ không được lập doanh nghiệp sau khi thôi chức 6 Tháng Mười, 2022