Thành Phố Hồ Chí Minh: Đồng hành cùng doanh nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ
Cụ thể, theo Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn giai đoạn 2022-2023 vừa được UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt, chính quyền thành phố sẽ xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; triển khai chính sách hỗ trợ DN đầu tư sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo chương trình kích cầu đầu tư thành phố; xây dựng, ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố.
Một buổi triển lãm, kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn |
Đồng thời, chính quyền thành phố tổ chức chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu; hỗ trợ quảng bá, phát triển DN có sản phẩm được bình chọn tại chương trình; mở rộng trung tâm trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; nghiên cứu, hình thành các nhóm DN công nghiệp hỗ trợ để tạo sự liên kết giữa DN lớn với DN nhỏ và vừa; tổ chức hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến, kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh cũng hỗ trợ DN áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị DN, quản trị sản xuất. Trong đó, thành phố hỗ trợ nghiên cứu, đề xuất xây dựng đề án chuyển đổi công nghệ đối với DN trong khu chế xuất, khu công nghiệp; rà soát áp dụng các biện pháp chế tài theo quy định đối với DN không thực hiện chuyển đổi công nghệ hoặc chuyển đổi công nghệ không đáp ứng yêu cầu; kiểm soát việc thu hút đầu tư các DN mới vào các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cũng tiến hành nghiên cứu, đề xuất xây dựng đề án chuyển đổi công nghệ đối với DN ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và trong các cụm công nghiệp trên địa bàn; khảo sát, đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các DN công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ DN nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực quản lý chất lượng, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Theo kế hoạch, chính quyền TP. Hồ Chí Minh còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho DN công nghiệp hỗ trợ.
Theo ông Matsumoto – Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản từ năm 2021 đã thực hiện chính sách viện trợ DN Nhật trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại nước ngoài. Qua 5 đợt tuyển chọn dự án viện trợ, nếu tính số lượng dự án theo từng quốc gia thì trong 103 dự án được chọn, Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất với 41 dự án. |
CÁC TIN KHÁC
- Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh quyết liệt xử lý thu hồi nợ thuế 20 Tháng Mười, 2022
- Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu 3 Tháng Bảy, 2022
- Cơ quan thuế Việt Nam – Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác, hướng tới phát triển bền vững 8 Tháng Mười Hai, 2022
- Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS 8 Tháng Mười, 2022
- Kế toán – Kiểm toán: Công việc có tính ổn định cao 8 Tháng Bảy, 2022
- Kinh tế TPHCM tiếp tục đà phục hồi 31 Tháng Tám, 2022
- Cải cách hành chính – Khâu đột phá chiến lược của Kho bạc Nhà nước 7 Tháng Mười Hai, 2022
- TPHCM thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 18 Tháng Tám, 2022
- Vạch trần nhiều “chiêu” trục lợi tiền hoàn thuế 24 Tháng Chín, 2022
- Không cần thiết phải kéo dài Thông tư 14 4 Tháng Bảy, 2022