Đồng Nai phấn đấu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở Việt Nam

Đồng Nai phấn đấu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở Việt Nam

Đồng Nai phấn đấu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở Việt Nam

Đồng Nai là tỉnh có nhiều cơ hội trở thành trung tâm
dẫn dắt liên kết vùng và phát triển 3 trục kinh tế của Nam bộ. Trong đó gồm:
Vùng kinh tế Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và trục hành lang kinh tế biển.

Đồng Nai phấn đấu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba ở Việt Nam
 Sản xuất linh kiện máy bay xuất khẩu tại Công ty TNHH Meggitt Việt Nam ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2

Giai đoạn 2016-2020, quy mô GRDP của Đồng Nai là 9 tỷ USD, tăng trưởng GRDP hơn
7,4% và thu nhập bình quân đầu người gần 5 ngàn USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh khoảng 8,9 tỷ USD. Do đó, kinh tế Đồng Nai có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ, tạo nền tảng cho phát triển của khu vực Đông Nam bộ và Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.

*Tạo sức bật để vươn lên

 Đồng Nai là cửa ngõ giao thông của Nam bộ vì có đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không nên có nhiều cơ hội để đột phá trong phát triển kinh tế. Tỉnh
đã đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ vươn lên đứng thứ 3 cả nước về độ lớn của nền
kinh tế, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội. Tỉnh có những chính sách ưu đãi cho nhà đầu
tư và tạo môi trường thông thoáng, an toàn và chuyên nghiệp để doanh nghiệp
(DN) triển khai các dự án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng cho biết: “Đồng Nai có vị thế chiến lược
rất quan trọng để trở thành trung tâm phát triển trọng điểm mới của Quốc gia và
khu vực Đông Nam bộ. Các DN đầu tư vào tỉnh rất thuận lợi trong việc vận chuyển
nguyên liệu, sản phẩm tới khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long. Đồng thời, sân bay Long Thành đang được xây dựng dự kiến sẽ là cảng hàng
không hàng đầu khu vực”.

Đồng Nai giáp và liên kết với TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu tạo
thành tứ giác kinh tế, đầu tàu phát triển của Việt Nam. Đồng Nai sẽ cùng với
các tỉnh thành Đông Nam bộ tập trung phát triển thương mại, dịch vụ tài chính,
công nghiệp công nghệ cao, logistics, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Bên
cạnh đó, tỉnh cũng tiếp tục xúc tiến đầu tư để thu hút dòng vốn nước ngoài
(FDI) vào các lĩnh vực để phát triển kinh tế – xã hội.

 
Ông Wu Ming Ying, Hội trưởng Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Đồng Nai chia sẻ:
“Hiện nay, các DN Đài Loan đã đầu tư vào tỉnh khoảng 5,4 tỷ USD và chủ yếu trên
lĩnh vực công nghiệp. Đồng Nai là đầu mối giao thông kết nối với nhiều vùng, đồng
thời còn nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển trên các lĩnh vực nên trong thời
gian tới, DN Đài Loan sẽ tiếp tục chọn tỉnh là điểm đến để triển khai các dự
án. Về phía hiệp hội sẽ tạo điều kiện hỗ trợ các DN Đài Loan đầu tư mới vào Đồng
Nai”.

*Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ

 Đồng Nai hiện đã trở thành một trong những trung tâm hàng đầu của khu vực Đông
Nam bộ và cả nước về sản xuất công nghiệp. Trong đó, có hơn 60% sản phẩm công
nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được cung ứng cho DN trong nước và nước
ngoài, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, tăng giá trị gia tăng.

 Ông Ha Gwang Yun, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện tỉnh Jeollanam (Hàn Quốc)
cho hay: “Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất vào Đồng Nai với trên
7,1 tỷ USD và các DN Hàn Quốc dự tính còn tiếp tục mở rộng đầu tư vào tỉnh trên
lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ và một số ngành khác. Riêng các DN tỉnh
Jeollanam cũng đã có kế hoạch mở rộng hợp tác đầu tư với Đồng Nai các dự án về
năng lượng và các lĩnh vực khác để khai thác những lợi thế của cả hai bên”.

 Đồng Nai là nơi các DN FDI đầu tư vào và có tiến độ giải ngân khá cao đạt gần
80% trong tổng vốn đăng ký. DN có vốn đầu tư trong nước cũng triển khai cả ngàn
dự án trên địa bàn tỉnh với nguồn vốn đăng ký hơn 300 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn của
các DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã giúp cho nền kinh tế của Đồng Nai luôn
giữ được mức tăng trưởng ổn định, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

 Mới đây, tại hội nghị “Chiến lược đầu tư trong bối cảnh bình thường mới và thúc
đẩy đổi mới sáng tạo” được tổ chức tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Duy
Đông nhấn mạnh: “TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu là những khu vực
có công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước,
FDI. Trong thời gian tới, vùng này tiếp tục là khu vực thu hút nhiều nhà đầu
tư”.

Nguồn: dongnai.gov.vn