1. THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY
Doanh nghiệp có thể thay đổi tên trong quá trình hoạt động. Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Lưu ý: Khắc lại con dấu nếu thay đổi tên tiếng Việt
Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu pháp nhân mới với tên doanh nghiệp mới.
Để thống nhất hình thức trong các văn bản của doanh nghiệp, sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp vẫn nên thay đổi cả hình thức và nội dung con dấu.
2. THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY
Thủ tục thay đổi Địa Chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty bao gồm 02 trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính cùng quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Công ty thay đổi địa chỉ trong phạm vi quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh làm thay đổi thông tin quản lý đăng ký kinh doanh và thông tin đăng ký thuế nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế.
- Trường hợp thứ hai: Thay đổi địa chỉ công ty khác quận, huyện hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Các thủ tục cần thực hiện sau khi công ty thay đổi địa chỉ trụ sở
Về con dấu công ty
Nếu thông tin trên mặt dấu thay đổi thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khắc lại con dấu.
Về hóa đơn công ty
Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử
- Công ty nộp thông báo cập nhật địa chỉ mới đến cơ quan thuế
- Thông báo cho bên phát hành hóa đơn cập nhật lại thông tin hóa đơn trên hệ thống phát hành hóa đơn.
- Các thủ tục khác cần thực hiện
- Thay đổi thông tin địa chỉ công ty khác quận/huyện sẽ cần tiến hành thay đổi cơ quan bảo hiểm y tế, xã hội;
- Thông báo với đối tác, khách hàng về việc thay đổi địa chỉ trụ sở công ty.
3. TĂNG GIẢM VỐN (THAY ĐỔI) ĐIỀU LỆ
– Điều kiện thay đổi vốn điều lệ tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ công ty bao gồm:
- Nội dung được chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua hợp pháp.
- Công ty thực hiện việc thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước trong thời hạn Luật định kể từ ngày nội dung thay đổi vốn điều lệ được thông qua.
- Việc thay đổi vốn điều lệ không trái quy định pháp luật, hoặc nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ dân sự của công ty.
- Khi thỏa mãn 03 điều kiện trên công ty được thay đổi vốn điều lệ theo đúng mong muốn của mình.
– Quy trình thay đổi vốn điều lệ công ty gồm
- Bước 1: Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua nội dung thay đổi vốn điều lệ công ty.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp GCN đăng ký doanh nghiệp do thay đổi vốn điều lệ.
- Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi vốn điều lệ công ty.
- Bước 4: Thực hiện việc nộp bổ sung lệ phí môn bài nếu mức vốn điều lệ mới phát sinh nghĩa vụ nộp thêm lệ phí môn bài.
- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận cổ phần, vốn góp mới cho thành viên, cổ đông công ty.
4. THAY ĐỔI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT
Thay đổi Người đại diện pháp luật – tên công ty là một nhu cầu thực tế để Doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Chuyên viên của T.L.C sẽ thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến đại diện pháp luật của daonh nghiệp
- Tư vấn thêm, bổ sung, rút, thuê người đại diện pháp luật.
- Tư vấn đại diện pháp luật công ty là người nước ngoài.
- Tư vấn thay đổi chức danh người đại diện pháp luật.
- Tư vấn và soạn thảo điều lệ mới sau khi thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi tên công ty
- Tư vấn chuyển nhượng vốn cho người đại diện pháp luật mới.
- Tư vấn những quy định, thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật.
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thay đổi người đại diện pháp luật.
- Tư vấn quy định pháp luật về Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc làm người đại diện pháp luật
- Tư vấn tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
- Tư vấn các nội dung có liên quan khác.
5. THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh công ty. Sau khi đã thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành nghề có trong giấy xác nhận ngành nghề đăng ký.
- Từ năm 2021 sau khi hồ sơ được chấp thuận, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ chuyển qua đường bưu điện giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
Lưu ý về hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Lưu ý ghi mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QD – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh (việt nam sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có cùng lúc nhiều quy định tương tự nhau với 1 vấn đề), doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
- Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.
- Lưu ý: Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.
6. THAY ĐỔI THÀNH VIÊN CÔNG TY
Theo quy định có thể chia ra làm các trường họp thay đổi thành viên cụ thể như sau:
- Thay đổi thành viên do tiếp nhận thành viên mới
- Thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp
- Thay đổi thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn
- Thay đổi thành viên do tặng cho phần vốn góp
7. TẠM NGƯNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH/ TẠM NGƯNG DOANH NGHIỆP
- Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày trước ngày tạm ngừng.
- Sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.
- Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
- Thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm.
- Khi hết thời hạn nếu muốn tạm ngừng doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
8. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP/GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1. Quy định pháp lý về giải thể doanh nghiệp
công ty của bạn muốn giải thể thì bắt buộc phải chấm dứt tất cả hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh khác nếu có.
2. Các bước tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trình tự thực hiện thủ tục giải thể được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty
- Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể
- Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
- Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể
- Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
9. THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác,
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc pháp nhân, không phải là pháp nhân.
- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
- Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
- Doanh nghiệp có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh.
Chi nhánh có các quyền sau:
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật Thương mại.
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Việc nộp thuế của chi nhánh.
- Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
- Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.
10. THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
- “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”
11. THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Doanh nghiệp thành lập phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
12. THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ/HỘ KINH DOANH
Điều kiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể/hộ kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Kinh doanh các ngành, nghề không thuộc phạm vi bị cấm đầu tư kinh doanh.
- Việc đặt tên hộ kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định:
- Tên của hộ kinh doanh bao gồm hai thành phần: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh. Trong đó, tên riêng hộ kinh doanh sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W và có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa hay thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Hộ kinh doanh khi đặt tên không được sử dụng các từ “doanh nghiệp”, “công ty” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi cấp huyện.
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đảm bảo hợp lệ.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Bài viết này chia sẻ chi tiết từng hạng mục liên quan đến pháp lý doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Khi có nhu cầu cần được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Bạn cũng có thể liên hệ đến chúng tôi
CÔNG TY TNHH T.L.C.AUDITING
Qua số điện thoại: 0938 73 45 45 – 028 6685 0719
Hoặc email: ngocthang@kiemtoantlc.com.vn
- để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất và đầy đủ nhất