Vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng
3 dấu hiệu vi phạm hoàn thuế giá trị gia tăng
Theo Tổng cục Thuế, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào để lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT là thủ đoạn đã được ngành Thuế nhận diện và đấu tranh quyết liệt trong thời gian vừa qua. Qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế vạch ra nhiều dấu hiệu, chiêu trò vi phạm trong hoàn thuế GTGT.
Ngành Thuế vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng. Ảnh minh họa: Tuấn Nguyễn |
Dấu hiệu thứ hai, doanh nghiệp hoàn thuế GTGT sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua của các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, thay đổi trạng thái hoạt động liên tục tại nhiều địa phương khác nhau để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT.
Dấu hiệu thứ ba, doanh nghiệp hoàn thuế lập chứng từ, hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không có hàng hóa mua vào, không có kho hàng bến bãi, không có phương tiện vận chuyển, mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh (từ 1/7/2022 trở về trước).
Cần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế về hoàn thuế
Ngoài các dấu hiệu chung nêu trên, đối với mỗi nhóm ngành hàng, lĩnh vực hàng xuất khẩu lại phát sinh những dấu hiệu vi phạm tinh vi hơn.
Cụ thể, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, các doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu là linh kiện điện tử nâng khống giá trị lô hàng xuất khẩu, khi nhập khẩu các doanh nghiệp nhập khẩu khai báo giá trị nhập khẩu rất thấp, nhưng khi doanh nghiệp khác xuất khẩu thì khai báo giá trị rất cao so với giá nhập khẩu và chênh lệch nhau trên 50 lần, nguồn gốc hàng hóa thì không rõ ràng…..
Gỗ chuẩn bị đưa vào băm thành dăm xuất khẩu. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Thông qua công tác đánh giá kịp thời các dấu hiệu vi phạm để xác định đối tượng phải thanh tra, kiểm tra xác minh của ngành Thuế bước đầu đã đem lại kết quả tích cực trong công tác quản lý hoàn thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế nói riêng trong thời gian vừa qua.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2021, cơ quan thuế cả nước giải quyết hoàn thuế đối với 4.462 quyết định hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủ điều kiện hoàn của kiểm tra hồ sơ là 2.507 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,5% tổng số thuế đề nghị hoàn. Trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế cả nước giải quyết hoàn thuế đối với 2.998 quyết định hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủ điều kiện hoàn của kiểm tra hồ sơ là 1.870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng số thuế đề nghị hoàn. Cùng với đó, năm 2021, toàn ngành Thuế thực hiện được 5.240 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 811 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2022 ngành thuế đã thực hiện được 4.646 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 414,39 tỷ đồng (trong đó: số thuế truy hoàn là 321,92 tỷ đồng, phạt là 92,47 tỷ đồng). |
Tổng cục Thuế cho rằng, việc phát hiện, tổng hợp và đánh giá những hành vi vi phạm để đưa ra các dấu hiệu vi phạm về hoàn thuế là một bước quan trọng trong công tác quản lý hoàn thuế; nhằm tăng cường công tác quản lý chống gian lận hoàn thuế, chống thất thoát ngân sách đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thời gian tới, Tổng cục Thuế xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, chống gian lận hoàn thuế. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đề ra một số giải pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm phát hiện các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý thu hồi hoàn thuế như sau:
Xây dựng và triển khai toàn ngành áp dụng Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, lựa chọn DN có dấu hiệu rủi ro để lựa chọn, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ứng dụng hỗ trợ xác minh hóa đơn tại cơ quan thuế (cho phép cơ quan thuế thực hiện gửi và trả lời phiếu yêu cầu xác minh hóa đơn trong toàn ngành); đẩy nhanh thời gian xác minh và tập trung thông tin làm cơ sở xác minh nguồn gốc hàng hóa; hoàn thiện cơ chế chính sách về hoàn thuế;…
Đồng thời, xây dựng và triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử. Từ ngày 1/7/2022, hóa đơn điện tử đã được triển khai tới 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai, đảm bảo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, nhằm quản lý hóa đơn điện tử một cách chặt chẽ, kiểm soát thông tin về tình hình hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp, góp phần chống thất thu trong hoàn thuế GTGT.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT và giám sát chặt chẽ công tác quản lý hoàn thuế đặc biệt là đối với một số nhóm mặt hàng có rủi ro cao, qua đó thu thập thông tin và tổng hợp nắm bắt tình hình các đơn vị có dấu hiệu vi phạm về hoàn thuế GTGT để chỉ đạo toàn ngành, kịp thời chấn chỉnh trong công tác quản lý hoàn thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT.
Hoàn thiện cơ chế phối hợp, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế các cấp với các cơ quan ban ngành trong công tác chống thất thu, gian lận về hoàn thuế GTGT.
Trọng tâm của công tác phối hợp là hướng tới sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan thuế với cơ quan ngân hàng, cơ quan hải quan, cơ quan công an, chính quyền địa phương, cơ quan thuế nước bạn…, để thực hiện các biện pháp kiểm tra xác minh các giao dịch phát sinh trên hồ sơ hoàn thuế.
Cụ thể, Tổng cục Thuế cho biết, sẽ phối hợp với cơ quan hải quan trong việc trao đổi thông tin, dữ liệu về thuế, hải quan theo quy chế phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 2413/QĐ-TCT theo hướng điện tử hóa tối đa các bước trao đổi thông tin, dữ liệu; hỗ trợ xác minh nguồn gốc hàng hóa, tờ khai nhập khẩu, các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoàn thuế và việc vận chuyển hàng hoá liên quan đến lô hàng xuất khẩu; hỗ trợ xác minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp hoàn thuế và cung cấp danh sách các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu rủi ro cao để rà soát và kiểm tra chặt chẽ trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế.
Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người nộp thuế trong việc tìm hiểu và thực thi pháp luật thuế Phối hợp với ngành Ngân hàng để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng; phối hợp với cơ quan công an để thực hiện xác minh các giao dịch kinh tế phát sinh, phát hiện các hành vi gian lận hóa đơn, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Đặc biệt, ngành Thuế mong muốn nhận được sự ủng hộ, phối hợp từ cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế về hoàn thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần giáo dục, nâng cao ý thức của người nộp thuế trong việc tìm hiểu và thực thi pháp luật thuế, tạo sự đồng thuận của khối đại đoàn kết trong việc đấu tranh chống hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước trong thời gian tới đây. |
Theo: thoibaotaichinhvietnam.vn
CÁC TIN KHÁC
- Điều kiện hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% khi ký hợp đồng với công ty mẹ Hàn Quốc 9 Tháng Mười Một, 2022
- Những màn “ảo thuật” với thuế nhập khẩu 11 Tháng Tám, 2022
- Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính tổ chức phiên thứ nhất Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2022 -2027 17 Tháng Tám, 2022
- Đổi mới cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước 10 Tháng Tám, 2022
- Gia hạn hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt cho Toyota và Honda Việt Nam 24 Tháng Mười, 2022
- Xử lý hóa đơn điện tử khi có sai sót 30 Tháng Tám, 2022
- Có thể đánh thuế cao đầu cơ đất ”nay mua mai bán”? 18 Tháng Bảy, 2022
- Đồng Nai: Ngân sách thu thêm 486 tỷ đồng từ xử lý doanh nghiệp vi phạm thuế 14 Tháng Chín, 2022
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động xây dựng kế hoạch về chuyển đổi số tại đơn vị, hướng tới các hồ sơ đều được số hóa 24 Tháng Tám, 2022
- TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 43 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu 22 Tháng Chín, 2022