Từ ngày 1-9, kêu gọi và phân phối nguồn từ thiện phải mở sổ kế toán ghi chép minh bạch.
TTO – Đó là một trong những nội dung được nêu tại thông tư số 41 vừa được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện.
Về nguyên tắc đối với hoạt động từ thiện, trong thông tư Bộ Tài chính nhấn mạnh tất cả tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để làm từ thiện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố… đều phải mở sổ kế toán ghi chép đầy đủ lập báo cáo và minh bạch thông tin theo quy định.
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có những hoạt động xã hội, từ thiện có tổ chức kế toán riêng để hạch toán các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải mở sổ kế toán ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch theo quy định.
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có các hoạt động xã hội, từ thiện được giao kiêm nhiệm, không tổ chức kế toán riêng để hạch toán các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện thì phải hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, theo chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng.
Đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi riêng cho các hoạt động này, đảm bảo quản lý, sử dụng đúng mục đích.
Hằng năm hoặc định kỳ phải lập báo cáo thu, chi đối với hoạt động xã hội, từ thiện của đơn vị trong năm theo quy định; công khai số liệu, đồng thời phải thuyết minh riêng số liệu các hoạt động xã hội, từ thiện trên báo cáo tài chính chung của đơn vị rõ ràng và minh bạch.
Còn đối với cá nhân tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, thông tư hướng dẫn phải có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định; đồng thời công khai tình hình tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.
Về cách thức tiếp nhận, Bộ Tài chính yêu cầu trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng tiền, cá nhân người vận động phải mở riêng tài khoản cho mục đích xã hội, từ thiện tại ngân hàng. Không được nhận tiền tài trợ cho mục đích xã hội, từ thiện vào chung tài khoản chi tiêu cá nhân của người vận động.
Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt, cá nhân tiếp nhận tài trợ phải có trách nhiệm bảo quản tiền an toàn. Trường hợp chưa sử dụng có thể đem gửi vào tài khoản ngân hàng được mở riêng cho mục đích xã hội tại ngân hàng.
Trường hợp tiếp nhận bằng ngoại tệ, cá nhân phải bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và quản lý, sử dụng tiền Việt Nam để thực hiện tài trợ theo quy định.
Theo tuổi trẻ.vn
CÁC TIN KHÁC
- Chính phủ yêu cầu sớm báo cáo phương án giảm thuế xăng dầu 19 Tháng Bảy, 2022
- Cổng thông tin thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật thuế 16 Tháng Mười Hai, 2022
- Dự kiến từ tháng 8, nhà đầu tư chứng khoán được giao dịch sớm hơn 1 ngày 2 Tháng Bảy, 2022
- Cuộc đua lãi suất và công nghệ giúp các ngân hàng tăng trưởng tiền gửi thế nào trong 6 tháng đầu năm? 30 Tháng Bảy, 2022
- Bài 1: Rốt ráo chống thất thu thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số 10 Tháng Mười, 2022
- Lùi thời điểm khai, nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức, nhận thưởng bằng chứng khoán 1 Tháng Mười Một, 2022
- Đồng Nai: Ngân sách thu thêm 486 tỷ đồng từ xử lý doanh nghiệp vi phạm thuế 14 Tháng Chín, 2022
- Tỷ giá USD hôm nay 21/7:Tiếp tục nối dài chuỗi ngày giảm 21 Tháng Bảy, 2022
- Áp dụng chế độ kế toán với hoạt động từ thiện từ nguồn đóng góp tự nguyện từ 1/9 26 Tháng Bảy, 2022
- Nghiên cứu hoàn thiện chính sách về quản lý thuế, hải quan trong điều kiện kinh tế số 16 Tháng Mười Một, 2022