Sửa đổi, bổ sung 03 báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Tôi được biết về việc một số báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhà nước sửa đổi tại Quyết định 1693/QĐ-BTC. Vậy cho tôi hỏi những báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nào được sửa đổi? – Minh Ân (Bình Dương)
Sửa đổi, bổ sung 03 báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định về việc sửa đổi, bổ sung 03 báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Đây là nội dung tại Quyết định 1693/QĐ-BTC ngày 22/8/2022 về việc công bố danh mục báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Cụ thể, 03 báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. 03 báo cáo định kỳ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung
1.1. Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
– Báo cáo được sửa đổi, bổ sung: Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
– Đối tượng thực hiện báo cáo:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu (các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);
+ Bộ Tài chính.
– Cơ quan nhận báo cáo:
+ Bộ Tài chính đối với các báo cáo do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện;
+ Thủ tướng Chính phủ đối với báo cáo do Bộ Tài chính thực hiện.
– Tần suất thực hiện báo cáo: hàng năm.
– Văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo:
+ Điều 7 Nghị định 87/2015/NĐ-CP;
+ Điều 3 và Điều 4 Thông tư 200/2015/TT-BTC;
+ Khoản 4 Điều 1 Thông tư 77/2021/TT-BTC.
1.2. Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
– Báo cáo được sửa đổi, bổ sung: Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước.
– Đối tượng thực hiện báo cáo:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu (các Bộ ngành quản lý, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);
+ Bộ Tài chính.
– Cơ quan nhận báo cáo:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính đối với các báo cáo do doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện.
+ Bộ Tài chính đối với các báo cáo do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện.
+ Thủ tướng Chính phủ đối với báo cáo do Bộ Tài chính thực hiện.
– Tần suất thực hiện báo cáo: 6 tháng và hàng năm.
– Văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo:
+ Điều 12 Nghị định 87/2015/NĐ-CP;
+ Điều 5 Thông tư 200/2015/TT-BTC;
+ Khoản 4 Điều 1 Thông tư 77/2021/TT-BTC.
1.3. Báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
– Báo cáo được sửa đổi, bổ sung: Báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp nhà nước.
– Đối tượng thực hiện báo cáo:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu (các Bộ ngành quản lý, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
– Cơ quan nhận báo cáo:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính đối với các báo cáo do doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện;
+ Bộ Tài chính đối với các báo cáo do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện.
– Tần suất thực hiện báo cáo: hàng năm.
– Văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo:
+ Điều 31 Nghị định 87/2015/NĐ-CPP;
+ Điều 11 và Điều 15 Thông tư 200/2015/TT-BTC;
+ Khoản 5 Điều 2 Thông tư 77/2021/TT-BTC.
2. 01 báo cáo định kỳ mới trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Ngoài 03 báo cáo được sửa đổi, bổ sung thì tại Danh mục kèm theo Quyết định 1693/QĐ-BTC ngày 22/8/2022 cũng công bố 01 báo cáo định kỳ mới trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp như sau:
– Tên báo cáo: Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và không quá 50% vốn điều lệ.
– Đối tượng thực hiện báo cáo:
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và không quá 50% vốn điều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu (các Bộ ngành quản lý, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
+ Bộ Tài chính.
– Cơ quan nhận báo cáo:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và Bộ Tài chính đối với các báo cáo do người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và không quá 50% vốn điều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện;
+ Bộ Tài chính đối với các báo cáo do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện;
+ Thủ tướng Chính phủ đối với các báo cáo do Bộ Tài chính thực hiện.
– Tần suất thực hiện báo cáo: 6 tháng và hàng năm.
– Văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo:
+ Điều 35 Nghị định 87/2015/NĐ-CP;
+ Điều 8 và Điều 9 Thông tư 200/2015/TT-BTC;
+ Khoản 1 Điều 1 Thông tư 77/2021/TT-BTC.
Xem thêm tại Quyết định 1693/QĐ-BTC có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo thuvienphapluat.vn
CÁC TIN KHÁC
- Ngành Thuế chủ động các giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu 22 Tháng Tám, 2022
- Chính phủ yêu cầu sớm báo cáo phương án giảm thuế xăng dầu 19 Tháng Bảy, 2022
- Thị trường ngày 30/7: Giá dầu, khí tự nhiên, vàng, thép… đồng loạt tăng, chì cao nhất hơn 1 tháng 30 Tháng Bảy, 2022
- Giải pháp phát triển doanh nghiệp xanh tại Việt Nam 2 Tháng Bảy, 2022
- Tỷ giá USD hôm nay 21/7:Tiếp tục nối dài chuỗi ngày giảm 21 Tháng Bảy, 2022
- Người có chứng chỉ kế toán trưởng muốn hành nghề có cần phải có thêm chứng chỉ kế toán viên? Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng được quy định như thế nào? 2 Tháng Bảy, 2022
- Xây dựng hệ thống thông minh trong quản lý thuế thương mại điện tử 30 Tháng Chín, 2022
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử là gì? 20 Tháng Bảy, 2022
- Cục trưởng Cục Thuế Đồng Nai được điều động làm Cục trưởng Cục Thuế Bình Dương 17 Tháng Tám, 2022
- Thế nào là nợ xấu? Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay 18 Tháng Tám, 2022