Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Hỏi: Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Nhưng khi đơn vị bán hàng thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP đơn vị đã lập hóa đơn bán hàng mà không tính giảm 20% thuế GTGT. Vậy hóa đơn đó có ảnh hưởng gì cho người mua và người bán không? Có phải lập lại hóa đơn không?
Trả lời:
– Tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022) quy định: “Điều 1. Giảm thuế GTGT
2. Mức giảm thuế GTGT
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện
b) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”.
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Căn cứ quy định trên và nội dung hỏi, trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì đơn vị phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Nếu doanh nghiệp đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.
Theo: thoibaotaichinhvietnam.vn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Tư vấn chính sách thuế: Đối tượng buộc sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế 17 Tháng Tám, 2022
- Được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tính chi phí được trừ khoản chi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh 26 Tháng Mười, 2022
- THUẾ 13 Tháng Bảy, 2022
- Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu 7 Tháng Mười Hai, 2022
- Hoàn trả tiền thuế nộp thừa và tiền lãi 7 Tháng Mười Một, 2022
- Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử 31 Tháng Mười, 2022
- Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất khẩu hàng hóa 14 Tháng Mười Hai, 2022
- Khai thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động xây dựng 20 Tháng Mười, 2022
- Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, chống gian lận trong hoàn thuế 26 Tháng Mười, 2022
- Tư vấn chính sách thuế: Lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ nếu xuất khẩu tại chỗ 30 Tháng Mười Một, 2022