Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Đã thu hồi nợ thuế được hơn 15,7 nghìn tỷ đồng
Báo cáo của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho hay, để thu được số nợ thuế này, đơn vị đã ban hành 48.824 quyết định cưỡng chế nợ thuế, tương ứng 82.091 tỷ đồng tiền thuế nợ. So với cùng kỳ năm 2021, số quyết định cưỡng chế thuế tăng tăng 14,4% trong khi số tiền thuế nợ tăng hơn 140%.
Doanh nghiêp kê khai thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn. |
Bên cạnh việc thu hồi và xử lý nợ thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng thực hiện công tác khoanh nợ, miễn tiền chậm nộp cho người nộp thuế (NNT) với số tiền thuế nợ 5.140 tỷ đồng. Cụ thể là đã thực hiện khoanh nợ cho 113.528 lượt NNT với số tiền thuế 4.592 tỷ đồng, đạt 92,3%; miễn tiền chậm nộp cho 631 lượt NNT với số tiền chậm nộp đã miễn 54,1 tỷ đồng; trình xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp cho 28 tổ chức và 20 hộ kinh doanh tương ứng với số tiền thuế nợ 510 triệu đồng…
Về nguyên nhân nợ thuế trên địa bàn gia tăng, theo báo cáo của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu do tiền thuế nợ của hai doanh nghiệp (DN) trúng đấu giá khu đất Thủ Thiêm là 7.829 tỷ đồng (Công ty Sheen Mega nợ 3.962 tỷ đồng và Công ty Dream Republic nợ 3.867 tỷ đồng) đã quá thời hạn để nộp tiền vào ngân sách nhà nước, nhưng UBND TP. Hồ Chí Minh chưa hủy kết quả trúng đấu giá theo đề nghị của cục thuế.
TP. Hồ Chí Minh hiện có 266.608 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong 8 tháng đầu năm 2022, toàn địa bàn có thêm 29.440 doanh nghiệp mới trong khi số doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, ngưng hoạt động lên đến 39.344 doanh nghiệp. |
Kế đến là do tiền thuế nợ của hai DN đang khiếu nại tiền thuê đất, tiền sử dụng đất khu đất Thủ Thiêm là 8.510 tỷ đồng (Công ty Thế kỷ 21 nợ 5.911 tỷ đồng và Công ty Thuận Việt nợ 2.599 tỷ đồng).
Về triển khai công tác quản lý nợ thuế, lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, sẽ tiếp tục giao chỉ tiêu thu nợ cho từng đơn vị, từng công chức; thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ thuế như: ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, rà soát 100% các khoản nợ thuế, phân loại nợ thuế, đối chiếu nhằm xác định đúng số nợ.
Đồng thời, tiếp tục công khai thông tin các trường hợp NNT cố tình dây dưa nợ thuế, nợ thuế lớn, thời gian nợ thuế kéo dài; phối hợp và rà soát, chuẩn hóa dữ liệu nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền thuế nộp thừa, các trường hợp chênh lệch số liệu; theo dõi tiến độ, triển khai đồng bộ các biện pháp tăng cường đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định; tiếp tục triển khai công tác khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết 94/2019/QH14…/.
Theo thoibaokinhtevietnam.vn
CÁC TIN KHÁC
- Xây dựng kế hoạch dự toán NSNN năm 2023: Lường trước những khó khăn, thách thức để ứng phó kịp thời 8 Tháng Tám, 2022
- Mức thu phí hạ tầng cảng biển tại TPHCM từ ngày 01/8/2022 23 Tháng Bảy, 2022
- Kê khai thuế giá trị gia tăng ở từng địa phương như thế nào 4 Tháng Bảy, 2022
- Kích hoạt tài khoản dịch vụ thuế điện tử (etax) trực tuyến 3 Tháng Bảy, 2022
- Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phấn đấu năm 2022 4 Tháng Mười, 2022
- Điểm lại thông tin kinh tế ngày 30/6 2 Tháng Bảy, 2022
- Hướng dẫn sử dụng Hóa Đơn Điện Tử đối với Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh 3 Tháng Bảy, 2022
- Luật số 71/2014/QH13 – Bổ sung một số điều của Luật Thuế 30 Tháng Mười Một, 2017
- Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào? 13 Tháng Bảy, 2022
- Hướng dẫn về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử từ ngày 01/7/2022 14 Tháng Bảy, 2022