Chú trọng chống thất thu thuế giai đoạn nước rút
Hoàn thành 37.622 cuộc thanh tra, kiểm tra thuế
Để chống thất thu thuế, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp kết hợp với việc kiểm tra sử dụng hóa đơn. Cơ quan thuế các cấp đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro các hồ sơ hoàn để thực hiện thanh tra, kiểm tra 100% trong vòng một năm (kể từ thời điểm hoàn thuế) đối với các hồ sơ xác định có rủi ro cao, đặc biệt với hoàn thuế xuất khẩu một số mặt hàng như: tinh bột sắn, cao su, hạt điều, dăm gỗ, nông sản; thực hiện rà soát, phân tích rủi ro và tiến hành thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao, đặc biệt là các doanh nghiệp có giao dịch liên kết; các loại hình kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn quốc.
Thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách, giúp người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế. Ảnh: TL |
Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan thuế các cấp, lũy kế đến hết tháng 8/2022, toàn ngành Thuế đã thực hiện 37.622 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 412.529 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 35.475 tỷ đồng, bằng 120,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 7.718 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 1.108 tỷ đồng; giảm lỗ là 26.649 tỷ đồng.
Báo cáo của Tổng cục Thuế cũng cho thấy, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 258 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, qua đó truy thu, truy hoàn và phạt trên 551,6 tỷ đồng; giảm lỗ trên 7.617 tỷ đồng; giảm khấu trừ trên 6,1 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế trên 1.636 tỷ đồng. Trong đó thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết đã truy thu trên 271 tỷ đồng, giảm lỗ trên 6.313 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế trên 1.049 tỷ đồng.
Phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, đối với công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT, toàn ngành Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định đối với các doanh nghiệp có kinh doanh TMĐT nhằm đưa công tác quản lý thuế hoạt động TMĐT vào nề nếp. Đối với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như: Google, YouTube, Facebook, Amazon… cơ quan thuế quản lý đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động này thông qua các đối tác hoặc đại lý quảng cáo của các công ty này hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại Việt Nam.
Tổng số thuế truy hoàn và phạt vi phạm thuế trên 186 tỷ đồngTheo báo cáo của Tổng cục Thuế, từ đầu năm 2022 đến nay, 63 cục thuế thực hiện 4.030 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn, tương ứng với tổng số tiền hoàn 25.851 tỷ đồng; trong đó, số quyết định ban hành trong năm 2022 là 328 quyết định, tương ứng với tổng số tiền hoàn là 3.076 tỷ đồng; số quyết định ban hành trước năm 2022 là 3.702 quyết định, tương ứng với tổng số tiền hoàn là 22.774 tỷ đồng. Tổng số thuế truy hoàn và phạt trên 186 tỷ đồng (trong đó: số thuế truy hoàn trên 151,9 tỷ đồng, phạt 34,4 tỷ đồng, đã thu nộp ngân sách nhà nước trên 59,4 tỷ đồng). |
Cùng với đó, Tổng cục Thuế đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến Netflix (là công ty cung cấp dịch vụ giải trí truyền hình trực tuyến có trụ sở tại Hà Lan, cung cấp dịch vụ tại hơn 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam), trên cơ sở đó đã có các công văn đề nghị Netflix thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế Việt Nam.
Tại các địa phương, cơ quan thuế cũng đang hết sức chủ động trong hoạt động chống thất thu thuế. Ông Ngô Xuân Tòng – Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh, cho hay để chống thất thu thuế trong giai đoạn nước rút, ngoài việc chủ động hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đã được cấp trên phê duyệt, Cục Thuế Bắc Ninh sẽ tập trung phân tích rủi ro, đặt trọng tâm thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế ở một số lĩnh vực như: thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; chuyển nhượng vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; chuyển nhượng bất động sản,…
Tại tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo cục thuế cho hay, từ nay đến cuối năm, toàn đơn vị sẽ chú trọng thanh tra hoàn thuế xuất khẩu một số mặt hàng tiềm ẩn rủi ro thất thu thuế như: tinh bột sắn, cao su, hạt điều, dăm gỗ, nông sản.
Đánh giá kết quả đạt được tại hội nghị giao ban tháng 8/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, đã chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo các phương án linh hoạt, phù hợp với sự bình thường mới của nền kinh tế, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp và người nộp thuế.
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn
CÁC TIN KHÁC
- Chính sách tài khóa thận trọng kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng 22 Tháng Bảy, 2022
- Hàng hóa nhập sau đó xuất trả lại chủ hàng có được hoàn thuế GTGT? 3 Tháng Bảy, 2022
- Thủ tướng yêu cầu khắc phục ngay khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng 4 Tháng Mười, 2022
- Bổ sung quy định cho vay qua các phương tiện điện tử 1 Tháng Bảy, 2022
- Phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm là gì? Xác định thuế suất theo phương pháp này thế nào? 11 Tháng Năm, 2024
- Kinh tế Năm 2022: Tăng trưởng cao tạo đà quan trọng thực hiện kế hoạch 5 năm 12 Tháng Mười, 2022
- Chuyển đổi số ngành Tài chính: Hướng đến người dân và doanh nghiệp 10 Tháng Mười, 2022
- 03 chính sách thuế, phí, kế toán nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2022 27 Tháng Tám, 2022
- Tiền thu thuế chuyển nhượng bất động sản tăng gần gấp đôi 17 Tháng Mười, 2022
- Biến động lãi suất năm 2022 3 Tháng Bảy, 2022